sua-chua-dien-nuoc-tai-ha noi

Thiết kế, Thi công hệ thống điện nước dân dụng

Đối với mỗi một công trình xây dựng đều cần phải được lắp đặt hệ thống điện-nước, tiếp sau đó là mua những đồ dùng điện như: bóng đèn, quạt máy, điều hòa, tủ lạnh,… để có một cuộc sống tiện nghi. Những hệ thống mạng điện và đồ dùng trên được gọi chung là điện-nước dân dụng. Để có được một hệ thống điện-nước dân dụng hoàn thiện, mang đến hiệu quả khi sử dụng cần phải thực hiện thi công lắp đặt hệ thống điện nước chuyên nghiệp, đúng quy trình.

Trong quá trình xây dựng dân dụng thì công việc thiết kế, thi công hệ thống điện nước cực kỳ quan trọng. Đặc biệt là hệ thống điện âm tường. Nếu không cẩn thận thì sẽ gây hao tổn về thời gian, tiền bạc

THI CÔNG ĐIỆN

1. Lắp đặt ống bảo vệ dây cáp điện âm tường và ống ngầm dưới đất, ống gas thoát nước máy lạnh.

Lắp đặt hệ thống điện âm tường: Khi lắp đặt hệ thống điện âm tường, phải định vị vị trí phù hợp cho chiều cao, chiều dài và chiều rộng của hệ thống điện, tiếp đó là dùng máy cắt, cắt thành đường những vị trí đã được định vị. Tiếp đó, tiến hành thiết kế hệ thống điện và đóng lưới tường theo các đường đã cắt trước đó.
Lắp đặt hệ thống ống điện âm sàn bê tông: Khi lắp đặt hệ thống này, cần phải có các hộp box trung gian. Các hộp box này sẽ được lắp đặt ở những vị trí phù hợp trên sàn cốt pha. Tiếp theo, dùng ống điện để kết nói các hộp bõ này lại thì sẽ tạo thành đường dẫn ống dây điện nguồn cho các thiết bị điện. Sau khi đã hoàn thiện xong, tiến hành đổ bê tông sàn.

2. Lắt đặt hệ thống cáp điện

Máng cáp là thiết bị dùng để đưa dẫn các đường dây cáp điện, cáp mạng trong công trình. Khi lắp đặt máng cáp cần phải định vị cao độ và xác định các vị trí lắp giá đỡ máng cáp. Tiếp đó, lắp đặt giá đỡ máng cáp sao cho khoảng cách giữa chúng là 1,3 đến 1,5 mét. Các máng cáp cần phải được kết nối đất bằng cáp đồng bọc PVC hoặc thanh đồng tạo thành hệ thống tiếp đất an toàn cho tuyến cáp.

3. Lắp đặt hệ thống dây dẫn diện

Xác định được vị trí và lắp đặt xong các hệ thống trên, tiến hành thông ống điện và kéo dây. Khi kéo dây thì trước tiên cần phải dùng dây nilon luồn vào ống điện. Và những dây điện cần phải được làm dấu từng tuyến theo màu và theo pha.

4. Kiểm tra dây và lắp thiết bị điện

Sau khi kéo dây điện xong, cần phải kiểm tra xem nguồn điện đã được thông chưa, có bị chạm mạch hay không. Nếu không có vấn đề gì, tiến hành lắp đặt và kết nối dây dẫn điện với các thiết bị điện

5. Thiết kế tủ điện

Tủ điện là nơi chữa các MCB (thiết bị bảo vệ điện) để khi có sự cố bất ngờ hay hư hỏng nào đó về hệ thống điện, các bạn có thể kiểm tra và xử lý thông qua tủ điện. Đảm bảo rằng vỏ của tủ điện có độ cách điện an toàn. Cuối cùng là kết nối tủ điện này với hệ thống điện nhà bạn bằng các đầu cáp ra vào của tủ.

6. Kiểm tra, nghiệm thu tất cả hệ thống
Sau khi đã tiến hành thi công và lắp đặt những hệ thống trên, mạng lưới điện dân dụng đã được hoàn thiện.

THI CÔNG NƯỚC

Các thiết bị cấp nước như máy bơm, van, ống,… được sử dụng cho công trình phải phù hợp với yêu cầu của thiết kế cả về chủng loại, chất lượng và nguồn gốc. ống nước và thiết bị phải được lắp đặt đúng vị trí, đúng quy định của thiết kế. Các mối nối phải đảm bảo chắc chắn, kín khít và sau khi đã lắp đặt xong phải có biện pháp bảo vệ đường ống, thiết bị tránh không được làm bẹp, méo hay bị hư hỏng.
Sau khi lắp đặt xong, nhà thầu sẽ tiến hành thử áp lực cho từng tuyến ống và theo từng yêu cầu sử dụng cụ thể của tuyến ống theo thiết kế. Dụng cụ thử áp lực bao gồm bơm áp lực chạy bằng điện, đồng hồ đo áp lực có chỉ số đo từ 0 – 20 kg/cm2, van xả khí.
Khi lắp đặt và thử áp lực xong toàn bộ hệ thống cấp nước, nhà thầu sẽ tiến hành xúc xả, thau rửa đường ống, ngâm nước khử trùng theo đúng yêu cầu của thiết kế